TẠI SAO BỘ ĐỘI HÀNH QUÂN XA THƯỜNG MUA BĂNG VỆ SINH?


Câu chuyện về đôi giầy bộ đội lót băng vệ sinh sẽ vẫn mãi là một trong những câu chuyện thú vị về người lính và cuộc sống luôn sẵn sàng “hành quân xa dẫu có nhiều gian khổ" của họ.
 Đôi giày vải đế cao su quen thuộc
Đế giầy bộ đội chủ yếu được đúc bằng cao su vì cao su bền, không thấm nước và dễ chế tạo. Tuy nhiên, cũng vì chế tạo bằng cao su nên đế giày bộ đội cứng và dễ gây ra những vết trợt trên gan và cạnh, mu bàn chân nếu bộ đội hành quân đường dài và liên tục, hành quân đường xa mang vác nặng, chưa kể còn lên xuống dốc hay có khi còn phải chạy thì việc rộp chân, bong tróc da chân là không thể tránh khỏi. Chỉ khi bàn chân đi nhiều thành chai thì mới khắc phục được hiện tượng này

Công tác chuẩn bị trước khi hành quân xa
Hiện tại, trước mỗi lần luyện tập hành quân xa, bộ đội thường mua băng vệ sinh của phụ nữ để lót giầy, đây là kinh nghiệm lớp lính trước truyền cho lớp lính sau, có thể coi là một thứ “kinh nghiệm dân gian” của riêng bộ đội.

                                        Công tác chuẩn bị trước khi hành quân xa
Tại sao lại là băng vệ sinh mà không phải loại phụ kiện nào khác? Đơn giản vì loại phụ kiện “chuyên dùng” này mỏng nhưng khá dai và có tính hút ẩm cao nên thấm được mồ hôi chân và giảm độ cứng của đế giầy cao su.

Cũng không biết người lính trẻ nào đã nghĩ ra biện pháp này và nhà sản xuất ra băng vệ sinh lại càng không bao giờ ngờ tới tác dụng phụ này của nó, thế nhưng nó đã giúp ích rất nhiều cho những đôi chân chiến sĩ trong hành quân, luyện tập đường dài.
Rất có thể trong tương lai không xa những đôi giầy bộ đội sẽ được cải tiến để tốt, bền và đẹp hơn, phù hợp với các hoạt động hành quân dã ngoại của bộ đội hơn.
Dưới đây là chia sẻ của bạn Hung Nguyen Quang:
Trong quá trình huấn luyện hành quân di chuyển, hay hành quân rèn luyện thường xuyên bộ đội rất vất vả vì quân, tư trang cá nhân nặng (theo qui định trung bình mỗi chiến sĩ mang, vác 25 kg chữa kể một số đồng chí được giao các loại khí tài chuyên dụng, chuyên ngành riêng).
Quãng đường hành quân dài (các đơn vị chủ lực hành quân di chuyển hàng năm từ 300 đến khoảng 500, 600 km), thời gian hành quân có thể hàng tháng… bộ đội thường mệt mỏi, mất sức nhiều nhất là các đồng chí chân bị phồng, rộp rất đau, khó chịu… khi bị vỡ ra mà vẫn phải hành quân thì vết thương loét dần càng đau và có nguy cơ bị nhiễm trùng khiến bộ đội càng mệt mỏi, mất sức nhiều hơn.

                                      Công tác chuẩn bị trước khi hành quân xa
Là người đã và đang được hành quân và cũng là người đã và đang mua, sử dụng băng vệ sinh phụ nữ để lót giày (đôi khi dùng cả băng vệ sinh để dán lên vai chỗ quai đeo ba lô cho đỡ đau rát, sưng đỏ trong mỗi lần mang vác nặng)
trong những lần tham gia hành quân tôi thấy:
- Khi đi hành quân xa chân hay bị phồng do bị cọ xát mạnh và liên tục lúc đầu nóng đỏ, sau đó xuất hiện hình dạng như những bong bóng nước và chúng chứa đầy nước bên trong, gây cảm giác đau rát, khó chịu.
- Băng vệ sinh giúp giày êm ái hơn, chọn miếng băng vừa vặn khiến giày ôm sát chân tránh tạo ma sát khiến chân bị nóng, đỏ dẫn đến phồng rộp.
- Băng vệ sinh có tính năng hút ẩm nhanh, giúp chân luôn khô ráo cũng làm giảm hiện tượng phồng chân và tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.
- Dễ dàng mua, thay thế và sử dụng.
- Làm giảm hiện tượng phồng chân, loét chân… bộ đội đỡ mất sức, sức khỏe bảo đảm, tốt hơn rất nhiều.

 Tư trang mang theo quen thuộc của những người lính 
Trước mỗi lần luyện tập hành quân xa, bộ đội thường mua băng vệ sinh của phụ nữ để lót giầy, đây là kinh nghiệm lớp lính trước truyền cho lớp lính sau.
Và cũng có thể coi là một thứ “kinh nghiệm dân gian” của riêng bộ đội.
 Theo tôi, đây còn là “sáng kiến vĩ đại” của các anh bộ đội (lính thời bình) vì nó thực sự hữu dụng và hiệu quả.


  
                   Tư trang mang theo quen thuộc của những người lính

Comments

Popular posts from this blog

Vì sao Việt Nam bỏ phiếu trắng